Tham dự buổi gặp gỡ và làm việc này có đầy đủ lãnh đạo của hai trường và cán bộ chủ chốt các phòng, khoa của hai đơn vị. Về phía Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, có PGS.TS. Nguyễn Văn Cương (Hiệu trưởng), TS. Nguyễn Thị Việt Hương (Phó hiệu trưởng), TS. Phạm Thị Bích Huyền (Phó trưởng Khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật). Lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tham dự buổi làm việc có TS. Nguyễn Thế Dũng (Phó hiệu trưởng, Phụ trách Trường), PGS.TS Lâm Nhân (Phó hiệu trưởng), ThS. Nguyễn Thanh Tùng (Phó trưởng Phòng, Phụ trách Phòng Đào tạo), ThS. Trịnh Đăng Khoa (Phó trưởng Khoa, Phụ trách Khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật), Thày Bùi Văn Việt (Phó Trưởng Phòng, Phụ trách Phòng Hành chính Quản trị).

(Đại diện lãnh đạo hai Trường trao đổi các ấn phẩm phục vụ tham khảo để giảng dạy)

Đại diện lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, TS Nguyễn Thế Dũng nêu lên những đề xuất trong hợp tác:

- Hàng năm, hai bên cần có các cuộc gặp gỡ định kỳ nhằm chia sẻ nguồn lực thông tin và tiến hành các nội dung trong hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học. 

- Hỗ trợ xác định lộ trình đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo và các hoạt động có liên quan. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo, viết giáo trình, học tập kinh nghiệm của Đại học Văn hóa Hà Nội trong việc hoàn thiện giáo trình trên cơ sở tập bài giảng của giảng viên.

- Về chương trình đào tạo: tiến tới hợp tác thống nhất chung trong chương trình. Nhất là các môn về cơ sở ngành.

- Về trao đổi giáo trình, trao đổi giảng viên nhằm tiến tới liên thông trong đào tạo giữa hai trường để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực.

- Trong hợp tác nghiên cứu: Liên kết tổ chức hội thảo cấp quốc gia mỗi năm 1 lần.

- Học tập và trao đổi kinh nghiệm về hệ thống quản lý chất lượng (ISO) của Đại học Văn hóa Hà Nội.

- Trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề quản lý nhân sự, quản lý lao động của hành chính và giảng viên, trên cơ sở của nội dung của Thông tư 47 về Lao động giảng viên. 

- Phát triển đào tạo ngắn hạn, có nhiều thuận lợi cho Trường, hiện nay đào tạo theo nhu cầu xã hội, không hạn chế về chỉ tiêu và tự thỏa thuận về học phí.

Đại diện lãnh đạo trường Đại học Văn hóa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Văn Cương (Hiệu trưởng) cũng đã nêu ra một số vấn đề trọng tâm như:

- Phát huy truyền thống quan hệ và hợp tác của hai trường từ những ngày đầu thành lập cho đến nay.

- Hợp tác để tạo sức mạnh, làm thương hiệu chung giữa hai trường, tiết kiệm kinh phí và thời gian, nâng cao hoạt động khoa học, đào tạo của hai trường. 

- Hiện nay, tiêu chí đánh giá các trường được xác định vào các nội dung trọng tâm như: đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Đưa thông tin của trường lên website sẽ tạo nhiều cơ hội trong việc quảng bá cũng như việc xếp hạng đại học. Hai trường cần có những chia sẻ kinh nghiệm trong việc quả bá thương hiệu và xếp hạng đại học.

- Kinh nghiệm của Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, từ năm 2010, công việc được ưu tiên trước hết là xây dựng lại chương trình đào tạo. Trước đây ở các Khoa chuyên môn của Trường thực hiện giảng dạy thiếu đồng bộ, mỗi khoa một chương trình khác nhau. Từ năm 2010 đến nay Trường đã quyết tâm hoàn chỉnh, thống nhất chương trình đào tạo riêng biệt. Tiến tới định hướng thiết kế một chương trình đồng bộ, tương đồng nhau giữa các khoa. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng mà Ban giám hiệu Trường thống nhất, kiên quyết thực hiện. Kinh nghiệm của chúng tôi "sẽ không ai hiểu tín chỉ là gì nếu không trực tiếp thực hiện". Vì vậy, kinh nghiệm của chúng tôi: cần phải quyết liệt, để cho các giảng viên thực hiện đào tạo theo tín chỉ, thể hiện ở các nội dung như phần mềm quản lý, tập huấn giảng viên, sinh viên, kết cấu chương trình.

- Có thể nói, từ năm 2010 khi tiến hành đổi mới thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế đã như "lột xác" được một lần, làm chương trình tín chỉ lại tiếp tục “lột xác” lần 2. Chúng tôi cho rằng, đổi mới cần phải từ từ nhưng cũng cần quyết liệt. Nếu ngay năm 2010 mà đổi sang tín chỉ, các giảng viên và quản lý đào tạo sẽ bị “sốc” Vì vậy, chúng tôi mới nói rằng Trường đã trải qua 2 lần lột xác trong việc hoàn chỉnh chương trình đào tạo. Sau khi tiến hành đào tạo tín chỉ (2012), Sau 2 năm (2014), Trường mở cổng thông tin để sinh viên đăng nhập thực hiện. Hiện tại, đã có lớp tín chỉ đầu tiên 3,5 năm ra trường. Kinh nghiệm đào tạo cho thấy, tín chỉ có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế như sinh viên chưa chủ động trong việc tự học và cố vấn học tập cũng chưa phát huy hết năng lực của mình, chưa hiểu hết vấn đề nên công tác tư vấn cho sinh viên cũng chưa thống nhất. Ngày nay, ý thức giảng viên, sinh viên ngày càng nâng cao, vì vậy việc tổ chức đào tạo tín chỉ cần phải làm càng sớm càng tốt. Chi phí tổ chức đào tạo sẽ giảm xuống, mang lại nhiều lợi ích cho trường.

- Vấn đề trao đổi giảng viên: miền Bắc có nhiều ưu điểm về lý luận, lý thuyết; miền Nam có ưu thế trong ứng dụng, thực tế. Việc này cần sớm thực hiện và duy trì thường xuyên.

- Nội dung về viết giáo trình, chương trình: cần có sự phân công nhau để thực hiện, mỗi môn học có kế hoạch phân công thực hiện dựa vào thế mạnh của từngsẽ nhanh gọn, hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực,...

- Trao đổi và hỗ trợ sinh viên trong quá trình đào tạo, đặc biệt là trong đào tạo sinh viên ngành du lịch, sinh viên cao học khi có điều kiện đi thực tế sẽ tổ chức các buổi giao lưu học hỏi giữa hai cơ sở. 

- Hội thảo khoa học: thực tế hoạt động văn hóa ở các vùng miền khác nhau, cần có sự giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi về văn hóa các dân tộc. 

- Cần có hình thức khen thưởng cụ thể cho giảng viên khi có bài viết nghiên cứu khoa học. Các bài viết được đăng trên các tạp chí quốc tế, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã ra quy chế xem xét khen thưởng từ 3 đến 5 triệu đồng; Tạp chí có chỉ số ISI, SCIE, SCUPER Trường khen thưởng từ 20 - 25 triệu, có như thế mới khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học và nâng tầm thương hiệu của Trường.

- Về tạp chí khoa học: hai trường có thể phối hợp để đăng bài cùng nhau, thực hiện các nội dung trong việc hợp tác hỗ trợ nghiên cứu khoa học.

- Trong quan hệ hợp tác quốc tế: hai trường cần có hướng chia sẻ nguồn, giới thiệu các đối tác để hỗ trợ cùng nhau phát triển.

- Để thực hiện được các nội dung trên, hai bên sẽ thực hiện các biên bản ghi nhớ, có kế hoạch cụ thể để hợp tác và phát triển. 

(Cùng chụp ảnh lưu niệm tại cơ sở 1 Trường Đại học Văn hóa TPHCM)

Từ những thành công trong việc xây dựng và phát triển Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay, theo TS. Nguyễn Thị Việt Hương, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng cần học tập kinh nghiệm trong phân cấp quản lý và một số mô hình tổ chức hoạt động của các bộ phận như Trung tâm ngoại ngữ - tin học, tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, hoạt động đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh xuất bản phẩm, cách làm dịch vụ để tạo nguồn thu,… Cũng theo TS. Nguyễn Thị Việt Hương, Trường Đại học Văn hóa Hà nội vừa mở 2 mã ngành mới là Luật Văn hóa thể thao du lịch và Báo chí về văn hóa văn nghệ. Liên quan đến nội dung này, hai bên có thể bàn về phươnng thức và cách làm để chia sẻ, sử dụng chỉ tiêu ở Hà Nội và tổ chức đào tạo ở Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề trao đổi chương trình, giáo trình cũng cần nghiên cứu để đi đến thống nhất bản quyền của tác giả và cơ chế thực hiện chi trả bản quyền tác giả. 

(TS. Nguyễn Thế Dũng - áo sơmi trắng, giới thiệu tham quan cơ sở vật chất tại CS2 của Nhà trường ở Q9, TPHCM)

Tất cả những nội dung nêu trên, hai bên sẽ nghiên cứu một cách kỹ càng và đẩy nhanh quá trình thực hiện, từ đó sớm có cơ sở để cùng nhau hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, nguồn lực đáp ứng nhu cầu về hội nhập và phát triển trong xu thế mở hiện nay.

Tin: Lâm Nhân

Biên tập và cập nhật: Tôn Long Hạ (BBT Website

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases