Đến tham dự và chủ trì buổi nghiệm thu các giáo trình có GS.TS Đào Mạnh Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

(Hội đồng nghiệm thu giáo trình Tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng)

Giáo trình "Tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng" do ThS. Nguyễn Đình Thanh (Nguyên Trưởng Khoa Di sản Văn hóa) và ThS. Phạm Lan Hương (Phó Trưởng Khoa Di sản Văn hóa) đồng chủ biên.

Hội đồng nghiệm thu giáo trình gồm các thành viên: GS.TS. Đào Mạnh Hùng (Vụ Đào tạo, Bộ VHTTDL) - Chủ tịch Hội đồng; TS. Hoàng Anh Tuấn (Bảo tàng Lịch sử TPHCM) - Ủy viên, Phản biện; TS. Mã Thanh Cao (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM) - Ủy viên, Phản biện; TS. Nguyễn Thế Dũng (Phó Hiệu trưởng, Phụ trách Trường ĐH Văn hóa TPHCM) - Ủy viên; TS. Trần Xuân Thảo (Bảo tàng Tôn Đức Thắng) - Ủy viên; TS. Phí Ngọc Tuyến (Trường ĐH.KHXH&NV, Đại học Quốc gia TPHCM) - Ủy viên; ThS. Đỗ Thị Kim Thương (Vụ Đào tạo, Bộ VHTTDL) - Ủy viên, Thư ký.

Hội đồng đã đánh giá cao sự cố gắng của các tác giả. Đặc biệt, các tác giả tham gia biên soạn giáo trình này đều là những nhà giáo có thâm niên và nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và có tâm với sự nghiệp giáo dục. Theo đánh giá của GS.TS. Đào Mạnh Hùng (chủ tịch hội đồng) giáo trình này cần thiết đối với hoạt động của ngành bảo tàng. Qua quá trình biên soạn, giáo trình này được thiết kế nội dung khớp với chương trình khung đã được ban hành, phù hợp với những yêu cầu về giáo trình giảng dạy bậc đại học của chuyên ngành bảo tàng học. Giáo trình có sự đầu tư, chỉnh chu, nghiêm túc, nội dung phù hợp với nhu cầu và yêu cầu đào tạo cho sinh viên, cập nhật với thực tiễn của nghề.

(TS. Trần Xuân Thảo - GĐ. Bảo tàng Tôn Đức Thắng, thành viên Hội đồng, nhận xét về giáo trình Tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng)

Kết quả cuối cùng sau quá trình làm việc nghiêm túc, 100% thành viên của hội đồng nghiệm thu đã đồng ý thông qua giáo trình này.

Sau buổi nghiệm thu này, giáo trình sẽ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép làm các thủ tục để xuất bản và sẽ được lưu hành, áp dụng tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành phù hợp. Ngoài ra, các cơ quan bảo tàng, các đơn vị hoạt động nghiệp vụ về bảo tàng cũng sẽ cần nội dung của giáo trình này để định hướng cho hoạt động nghiệp vụ của mình.

Đối với giáo trình "Lý thuyết truyền thông văn hóa", vì hiện nay chương trình khung của chuyên ngành đào tạo về truyền thông của Nhà trường đang có những chỉnh sửa, thay đổi, để thích hợp với điều kiện của thực tiễn, phù hợp với nhu cầu đào tạo, do vậy giáo trình này sẽ tiếp tục được các tác giả biên soạn lại để đồng bộ và phù hợp với chương trình khung và sẽ được hội đồng nghiệm thu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nghiệm thu trong thời gian tới.

 

Tin và ảnh: Tôn Long Hạ

 

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases