Sinh viên Việt Nam đoạt giải thưởng lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Bằng câu chuyện kể về nghệ thuật hát Bội

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 16-12-2019


Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin và Mạng lưới Quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ICHCAP), Nguyễn Anh Quân, sinh viên năm thứ 2 lớp Quản lý Di sản văn hoá (2018-2022), Khoa Di sản văn hóa, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM vừa đoạt giải thưởng Lớn tại cuộc thi “2019 Asia-Pacific Youth ICH Storytelling Contest”.

 Nguyễn Anh Quân đã được hoá trang thành nhân vật

Anh Quân đã mang đến cuộc thi bằng câu chuyện kể về nghệ thuật hát Bội của Việt Nam.

ng viên t19 quc gia gi bài d thi

Cuộc thi do ICHCAP tổ chức dưới sự bảo trợ của UNESCO, diễn ra từ ngày 15.7-15.10, dành cho những người dưới 35 tuổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ứng viên từ 19 quốc gia đã gửi bài tiểu luận và video để dự thi với hai hạng mục (Học viên trẻ và Thanh niên nói chung). Ở hạng mục dành cho thanh niên quan tâm đến di sản văn hóa phi vật thể, vượt qua các ứng viên khác, Nguyễn Anh Quân đã giành vị trí cao nhất Grand Prize (tạm dịch giải thưởng Lớn). Cũng tại hạng mục này, ICHCAP đồng thời trao 1 giải thưởng Xuất sắc, 2 giải thưởng Phân biệt, 3 giải thưởng Đặc biệt và 9 giải thưởng Tham gia ở mỗi hạng mục.

Theo công bố của ICHCAP, Nguyễn Anh Quân là một sinh viên đại học khao khát trở thành một học viên hát Bội, Anh Quân đã mô tả một cách sâu sắc triết lý của vở diễn truyền thống, đặc biệt là mặt nạ và hóa trang trong loại hình nghệ thuật độc đáo này...

Giải thưởng Xuất sắc thuộc về Saurabh Narang, một nhiếp ảnh gia, kể về nguồn gốc một điệu nhảy truyền thống của người Siddis ở Ấn Độ. 2 giải thưởng Phân biệt dành cho Abdullah Al Durrani Sony (Bangladesh), mô tả việc tổ chức lễ hội năm mới ở Bangladesh và Munipalli Goutham (Ấn Độ), thông qua những bức ảnh kể về lễ hội Bonalu và tâm trạng của các gia đình trong lễ hội. 3 giải thưởng Đặc biệt được trao cho Touhidul Islam (tranh Rickshaw ở Bangladesh), Deepak Tolange (ngôn ngữ Kusunda đối mặt với mối đe dọa từ ngữ ở Nepal) và Lynn Wong (món ăn truyền thống của Wui Chiu trong lễ hội Qing Ming). 9 tác phẩm khác nhận giải thưởng Tham gia (Participation Prize). ICHCAP sẽ trao giấy chứng nhận cho những người chiến thắng trong cuộc thi. Hạng mục Học viên trẻ, Moushumi Choudhury - một nữ vũ công Châu, đã giành giải thưởng Lớn. Thông qua những bức ảnh của mình, cô đã chia sẻ những thách thức và khả năng mà cô đã trải qua khi đang cố gắng học điệu nhảy Châu truyền thống, một điệu nhảy chủ yếu của nam giới ở Ấn Độ. Alina Tamrakar nhận giải Xuất sắc. Kiến trúc sư người Nepal này đã ghi lại câu chuyện về âm nhạc tôn sùng truyền thống của người Nepal thông qua trải nghiệm cá nhân khi tham gia lễ hội Gunla, một đám rước Phật giáo kéo dài một tháng, với tư cách là một nhạc cụ truyền thống. 2 giải thưởng Phân biệt thuộc về Xiaobo Liu (Trung Quốc), người đã nói về di sản của nghệ thuật tre Trung Quốc và Maya Rai (Nepal), người đã kể một câu chuyện về trao quyền cho phụ nữ thông qua việc dệt. 3 giải thưởng Đặc biệt trao cho Khin Myat Noe Naing (món ăn truyền thống của Myanmar), Hwadam Kwon (Taekkyeon Hàn Quốc) và Le Zhang (nghệ thuật cắt giấy của Trung Quốc). 6 tác giả khác nhận được giải thưởng Tham gia.

Các giải thưởng có tổng trị giá 9,4 triệu won, trong đó giải thưởng Grand Prize trị giá 1.000 USD, các giải thưởng khác lần lượt là 700 USD - 500 USD - 200 USD, 9 giải Tham gia (Participation Prize) nhận quà từ cuộc thi. ICHCAP cũng cho biết đang có kế hoạch xuất bản các bài tiểu luận, ảnh, phim và tổ chức triển lãm trực tuyến các tác phẩm đã giành giải thưởng.

Bảng xếp hạng giải thưởng cuộc thi 2019 Asia-Pacific Youth ICH Storytelling Contest

Mun k tiếp câu chuyn v hát Bđến gii tr

Gặp Nguyễn Anh Quân ngay sau khi biết thông tin bài dự thi của mình đoạt giải thưởng Lớn, em cho biết quá vui mừng và xúc động, cùng với đó là niềm tự hào về những nỗ lực đã được ghi nhận và đánh giá cao. Anh Quân chia sẻ, em may mắn tiếp xúc với hát Bội từ năm 6 tuổi, trong một lần được ba mẹ dẫn đi xem hát ở Lăng Ông (Bà Chiểu) TP.HCM. “Cảm nhận ban đầu của em về bộ môn nghệ thuật này là vừa độc đáo và có phần khó hiểu, tuy nhiên ấn tượng sâu sắc trong lòng em chính là cách hóa trang, trang phục và mặt nạ của những nhân vật trong vở tuồng”, Anh Quân cho biết kể từ đó, những hình ảnh về hát Bội cứ lôi cuốn em, cho đến khi biết được ICHCAP đang tổ chức cuộc thi về di sản văn hóa phi vật thể dành cho giới trẻ, chàng sinh viên năm 2 ngành Quản lý văn hóa đã mang đến cuộc thi bằng câu chuyện kể về nghệ thuật hát Bội của Việt Nam.

Để thực hiện bài thi, Anh Quân cho biết ban đầu thấy khá lo lắng vì đây là lần đầu tiên em thực hiện một dự án lớn, có phần quá sức với một sinh viên năm 2. Tuy nhiên, sau khi trình bày ý tưởng, nhờ sự động viên và hỗ trợ từ thầy cô Khoa Di sản văn hóa và sự đồng hành của mẹ, là một chuyên gia lịch sử, Anh Quân dần tự tin và gấp rút hoàn thành bài thi trong vòng 1 tuần lễ, bao gồm viết kịch bản, làm phim, dựng clip, chèn phụ đề,... Bài dự thi của Anh Quân gửi đến ban tổ chức trước thời gian hết hạn đúng 1 ngày. “Em may mắn được các cô chú anh chị nghệ sĩ trong Nhà hát Nghệ thuật hát Bội TP.HCM hỗ trợ rất nhiệt tình. Các nghệ sĩ đã chia sẻ với em rất nhiều thông tin, từ lịch sử ra đời bộ môn nghệ thuật hát Bội, diễn giải ý nghĩa, giá trị của loại hình này, đặc biệt là những thăng trầm, khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển hát Bội hiện nay. Bên cạnh đó, em đã được xem các nghệ sĩ trực tiếp biểu diễn ở rất nhiều nơi, từ sân khấu đến các lăng, đình, trong trường học,... nhờ đó biết được nỗi vất vả của người nghệ sĩ, những giá trị văn hóa của bộ môn nghệ thuật này”, Anh Quân cho hay.

Trong câu chuyện kể bằng phim với độ dài đúng 5 phút, Anh Quân tập trung nhiều nhất phần nói về nghệ thuật làm mặt nạ và hóa trang. Theo em, đây là nét thú vị nhất mà em muốn chuyển tải trong bài dự thi của mình. Anh Quân đã được các nghệ sĩ chỉ dẫn cặn kẽ về ý nghĩa của từng màu sắc, đường nét, hình khối trên gương mặt các nhân vật trong vở tuồng, về tính quy ước giữa sân khấu hát Bội và khán giả để mọi người hiểu rằng nhân vật đó thuộc loại người nào: Trung hay nịnh, văn hay võ, hiền lành hay độc ác, điềm tĩnh hay nóng tính,...

Nguyễn Anh Quân cho biết, em hạnh phúc nhất khi qua cuộc thi này, nghệ thuật hát Bội của Việt Nam đã được bạn bè các nước biết đến nhiều hơn. Đây là loại hình di sản văn hóa phi vật thể mà theo em, vẫn còn khá xa lạ với giới trẻ. Chính vì vậy, từ thành quả bước đầu này, Anh Quân đang ấp ủ thực hiện nhiều dự án để quảng bá bộ môn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đi xa hơn. “Em muốn kể tiếp câu chuyện về nghệ thuật hát Bội đến giới trẻ Việt Nam nói chung và các bạn bè trên thế giới bằng góc nhìn của một người trẻ, với cách truyền tải gần gũi nhất nhưng không làm mất đi những giá trị độc đáo của bộ môn nghệ thuật mang tính bác học này”, Anh Quân chia sẻ.

 THÙY TRANG

Nguồn: Báo Văn hóa (http://baovanhoa.vn/)

 

 

Từ khóa:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:    

CS1: 51 Quốc Hương, P.Thảo Điền, TP. Thủ Đức.

CS2: 288 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long A, TP. Thủ Đức. 

Điện thoại: (028)38992901

Email: dhvh@hcmuc.edu.vn

Website: http://hcmuc.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/VHS1976

 


Copyright © 2018 - http://hcmuc.edu.vn/ . All rights Reserved.