Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 03-12-2020


      VHSO - Hiện nay, hậu quả từ biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của thế giới nói chung, các quốc gia, vùng lãnh thổ nói riêng. Nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề và cuộc sống, sinh kế của các cộng đồng dân cư trên khắp thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trực tiếp. Thế giới đã xây dựng những kịch bản trong tác động của BĐKH và kế hoạch ứng phó với nhiều giải pháp đặt ra. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động từ BĐKH, trong đó có khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do yếu tố địa lý.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học "Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long" sáng ngày 4/12.

    Trong xây dựng phát triển đất nước, Việt Nam đã chủ động xây dựng Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (Quyết định 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011) và Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012-2020 (Quyết định 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012). Mười nhóm giải pháp được đề xuất nhằm đẩy mạnh thực hiện chiến lược trong giai đoạn mới 2021-2030; trong đó, nhấn mạnh về đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành về ứng phó với BĐKH. Góp phần trong công tác này, trong thời gian qua, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã khảo sát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

PGS.TS. Nguyễn Thế Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh báo cáo đề dẫn khai mạc Hội thảo.

     Sau thời gian dài chuẩn bi, sáng ngày 4/12/2020, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”. Tham dự và chủ tọa Hội thảo có TS. Từ Mạnh Lương - Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; PGS.TS. Nguyễn Thế Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh và PGS.TS. Lâm Nhân - chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.

TS. Từ Mạnh Lương - Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo tham luận với chủ đề: "Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long" tại Hội thảo.

     Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” đã nhận được 43 bài tham luận của các nhà khoa học, nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực trên cả nước; đặc biệt các cơ sở đào tạo giáo dục, các địa phương. Trên cơ sở nội dung, mục tiêu của hội thảo, các chuyên gia đã thẩm định và chọn 31 tham luận phù hợp với chủ đề về công tác đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH đối với khu vực ĐBSCL.

ThS. Phan Đình Dũng trình bày báo cáo khảo sát thực tế về biến đổi khí hậu đối với nhân lực ngành du lịch ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

TS. Nguyễn Đức Tuấn trình bày báo cáo khảo sát thực tế về biến đổi khí hậu trong lĩnh vực di sản văn hóa tại các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.

     Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

      Nội dung của Hội thảo xoay quanh hai vấn đề: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch và Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu khu vực ĐBSCL. Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu,…phần lớn các nội dung tham luận và ý kiến đóng góp có nội dung khá phong phú về mặt tư liệu, nhận diện thực trạng tác động của BĐKH ở những góc độ khác nhau, từng ngành nghề, lĩnh vực, địa phương và gợi mở những giải pháp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trong tương lai./.

Tin và ảnh: Hoàng Hải.

BBT Website Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.

Từ khóa:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:    

CS1: 51 Quốc Hương, P.Thảo Điền, TP. Thủ Đức.

CS2: 288 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long A, TP. Thủ Đức. 

Điện thoại: (028)38992901

Email: dhvh@hcmuc.edu.vn

Website: http://hcmuc.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/VHS1976

 


Copyright © 2018 - http://hcmuc.edu.vn/ . All rights Reserved.